Chuyên mục
Tài liệu SEO

Tư duy, logic SEO và 8 lưu ý trong chiến dịch SEO 2022

Cũng khá lâu chưa viết bài nào, đây là bài viết đầu tiên năm 2020 với chủ đề: Tư duy, logic SEO và 8 lưu ý trong chiến dịch SEO 2020.

Lưu ý: Bài viết này cập nhật ngày 12/07/2022

Như các bạn đã biết để trở thành một người làm SEO chuyên nghiệp, chúng ta cần khá nhiều yếu tố.

Những tư duy và logic trong SEO cần nhớ

1. Điều kiện cần và đủ

Thế nào là điều kiện cần và điều kiện đủ trong SEO? Không chỉ trong SEO mà bất kể một lĩnh vực nào hoặc trong kinh doanh đều chứa hai phần này:

√ Điều kiện cần: Đây là những yếu tố những thứ bạn làm được đối thủ cũng có thể làm được (ví vụ tối ưu hóa onpage, các thẻ meta title, các thẻ header, cấu trúc, tốc độ tải trang…).

√ Điều kiện đủ: Là những yếu tố bạn làm được mà đối thủ không làm được và ngược lại. Đây là những yếu tố con số chỉ mang tính tương đối không như điều kiện cần. Nó có thể bao gồm, backlink, traffic, tín hiệu mạng xã hội…

Tư duy logic trong SEO
Tư duy logic trong SEO (click vào ảnh để xem ảnh lớn hơn)

Mình cũng từng phân tích điều này trong bài viết Làm SEO không cần backlink? Bạn thực sự hiểu Google?

2. So sánh các yếu tố xếp hạng

Để lên được một plan SEO hoàn chỉnh chúng ta cần tính toán khối lượng công việc, đưa ra con số tương đối. Có một tư duy và cần nhớ đó là khi so sánh hai yếu tố bất kỳ thì:

Các yếu tố khác coi như bằng nhau!

Ví dụ: Tôi có 10 backlink trỏ về, khi bạn đặt mục tiêu 10 domain trỏ về thì đồng nghĩa các yếu tố onpage, traffic, internal link… đặc biệt là điểm nhận được là như nhau.

3. Nếu và thì

Chúng ta đều biết máy tính lập trình chỉ là 0 và 1, đúng và sai, nếu và thì. Nếu và thì là một trong các yếu tố cực kỳ quan trọng trong SEO.

Google cũng như các công cụ tìm kiếm khác không bao giờ cho bạn biết rõ khi nào bị phạt, làm bao nhiêu thì đủ.

Không làm thì không bị thông báo lỗi, nhưng làm mà không đủ thì bị thông báo thiếu hoặc lỗi. Ví dụ meta title, description Google chỉ đưa ra ngắn, dài, thiếu. Nhưng không cho chúng ta biết bao nhiêu là đủ!

Chúng ta hay nói mật độ từ khóa rồi phần trăm anchor text chúng ta không thể biết bao nhiêu là đủ? Vậy thử tư duy Google là cái máy là công thức, kể cả Google RankBrain (AI) đều được lập trình dựa vào công thức, với một dữ liệu lớn nào đó (1).

Để dễ hiểu mình sẽ lấy một ví dụ là hình ảnh phía dưới:

Logic Nếu và thì trong SEO
Logic Nếu và thì trong SEO

Nếu nhìn vào ảnh trên bạn sẽ thấy khi so sánh một yếu tố nào đó ví dụ là backlink đi (các yếu tố khác cho bằng nhau)

√ Bạn có A backlink trỏ về bạn đang top 10

√ Đối thủ có B backlink trỏ về họ đang top 1

Vậy Google sẽ lập trình nếu bạn có backlink lớn hơn B thì bạn lên top 1 (đó là điểm C). Nhưng bạn lưu ý có điểm D (vùng từ B->D hay điểm C là điểm an toàn) nếu bạn vượt qua D có thể bạn bị phạt.

Để giải thích đơn giản ngay cả bạn không phải là dân lập trình: Nếu bạn có lượng backlink nhỏ hơn B bạn nằm dưới, nếu bạn có backlink năm giữa B và D bạn top 1. Nếu bạn vượt quá giá trị D bạn bị phạt.

Cái khó là không bao giờ Google cho bạn biết điểm D là bao nhiêu và khi nào? Tôi có tư vấn và gỡ tác vụ thủ công cho nhiều doanh nghiệp bị phạt. Họ luôn nói, mấy tháng nay bên anh đi ít backlink.

Nhưng họ không biết là từ 2016 các bạn làm SEO đã làm và nó chỉ ở gần D. Năm nay 2018 anh làm thêm 1 tí nó vượt qua giá trị D và bị phạt.

4. Biết chọn lọc chỉ số làm KPI

KPI viết tắt của Key Performance Indicator: Những chỉ số đánh giá và đó lương hiệu quả làm việc (2).

Trong SEO có hơn 200 yếu tố được chia hàng nghìn yếu tố xếp hạng nếu nói trên Google. Không ai có thể làm tốt được tất cả các chỉ số đó. Vậy phải biết chọn lọc đưa ra cái cần thiết.

Ví dụ trong mỗi khóa đào tạo SEO Manager tôi luôn nói với các bạn học viên:

√ Time onpage tăng
√ Page view tăng

=> Time onsite tăng.

Có thể tôi chỉ lấy time onpage và page view bỏ qua time on site.

5. Luôn cập nhật và luôn thay đổi
Công nghệ luôn thay đổi, hành vi tìm kiếm người dùng (user intent) luôn thay đổi vì thế chúng ta luôn phải cập nhật kiến thức về SEO, công nghệ.

Mỗi ngày dành 30 phút tới 1h để dạo qua các trang tin tức Search Engine trên thế giới (3) (4) (5), lướt Twitter follow những chuyên gia từ Google.

8 lưu ý trong chiến dịch SEO 2020

Dưới đây 8 lưu ý cũng như là xu hướng SEO trong năm 2020 đang để mỗi bạn làm SEO cần quan tâm:

8 điều cần lưu ý trong chiến dịch SEO 2020

1. Plan SEO (chiến lược và chiến thuật)

2. User intent (ý định tìm kiếm của người dùng, nghiên cứu từ khoá xác định landing page tối ưu phù hợp truy vấn đó: Meta title, Meta description, Main Content…)

3. Những kỹ thuật trong SEO (Technical SEO)

4. Dữ liệu có cấu trúc (Structure data): schema, rdfa…

5. Content marketing

6. Tốc độ tải trang (Web speed): tốc độ phản hồi máy chủ, tốc độ load trang landing page SEO. Tháng 7/2018 tốc độ tải trang trên mobile là yếu tố xếp hạng.

7. Link building: Xây dựng backlink thuật toán cốt lõi của Google (PageRank). Nên xem bài viết Google: Thay đổi “nofollow” – Cách mới xác định bản chất của liên kết (link).

8. Trải nghiệm người dùng (User experience): time onpage, page view…

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết này, đừng quên chia sẻ tới mọi người. Thắc mắc vui lòng comment phía dưới.

4.9/5 - (25 bình chọn)