015. Searcher Intent: Bí mật làm nên thành công của content SEO

  • Người khởi tạo Người khởi tạo tranngocthuy
  • Ngày bắt đầu Ngày bắt đầu

tranngocthuy

Administrator
Thành viên BQT
Mục tiêu của Google là thỏa mãn ý muốn và mục đích của người tìm kiếm. Khi một người dùng tìm thấy thứ họ đang tìm kiếm và sau đó nhấp chuột vào một kết quả tìm kiếm tự nhiên (organic search) nghĩa là bạn thành công.

Nghe khá đơn giản, nhưng vấn đề trở nên phức tạp khi có vô số kết quả có thể đáp ứng mục tiêu tìm kiếm chính của một truy vấn xác định.

Mục đích tìm kiếm chính (primary intent) là gì?​

Một số người tìm kiếm cụm từ “real estate in Miami” có thể đang tìm mua hoặc bán một tài sản sở hữu (ở đây là bất động sản). Đó là mục đích sơ khởi của cụm từ đó.

Thuật toán Google sử dụng các phép toán và dựa vào xác suất để trả về kết quả tìm kiếm.

Khi Google xác định kết quả tốt nhất (tức là được xếp hạng cao nhất) nghĩa là họ đang tìm cách tối đa hóa xác suất làm người search thỏa mãn.

Khi có nhiều trang đáp ứng được mục đích chính của tìm kiếm, Google sẽ xem xét đến các mục đích phụ mà người tìm kiếm có thể đa tìm kiếm.

Mục đích tìm kiếm chính (primary intent) là gì?

Mục đích thứ cấp (secondary intent) gia tăng khả năng 1 site đáp ứng được mục đích tìm kiếm của người dùng.

Ví dụ

Giả sử 90% người tìm kiếm đang tìm mua hoặc bán bất động sản.

Giả sử rằng 10% người tìm kiếm đang tìm kiếm thông tin về thị trường bất động sản ở Miami.

Phần lớn các website sẽ đáp ứng được 90% mục đích chính nhưng chỉ những trang đứng đầu có thông tin đáp ứng 10% mục đích phụ mới đáp ứng hoàn hảo 100% cho người dùng.

Trong trường hợp không có trang web nào làm được điều này, Google phải cung cấp danh sách đáp ứng các mục đích khác trong khi hiểu rõ rằng bất cứ một người search nào cũng có thể click vào kết quả đáp ứng sai mục tiêu tìm kiếm và bị thất vọng.

Đó là khi Google chỉ có duy nhất một lựa chọn.

Nhưng khi chỉ có một nguồn duy nhất đáp ứng một cách đang dạng các ý đồ tìm kiếm và có thể mang lại sự thỏa mãn cho người dùng, trang web đó có nhiều khả năng xếp hạng hơn.

Làm sao bạn biết được sau mục đích tìm kiếm chính, người dùng sẽ tìm kiếm điều gì, đâu sẽ là mục đích phụ họ quan tâm và cần được thỏa mãn?

Bạn phải suy đoán thôi, không còn cách nào khác.

Bạn không thể nào áp đặt những thông số từ kho dữ liệu đa dạng của bạn để định hình nên mục đích tìm kiếm của người dùng.

Bạn phải nhìn thấy những lỗ hổng trong bức tranh sự thỏa mãn của người dùng mà bạn vẽ ra và cố gắng lấp đầy chúng.

Bước 1: Xây dựng danh sách từ khóa​

Có thể bạn đã làm điều này hàng trăm lần trước đây. Nhưng lần này hãy mở rộng danh sách ra ngoài những cụm từ chuyển đổi mà bình thường bạn hay tập trung vào.

Bạn có thể sử dụng các công cụ tìm kiếm quen thuộc và ưa thích của mình. Vấn đề không nằm ở việc ước đoán lưu lượng truy cập mà là tìm kiếm ý tưởng nội dung.

Lấy ví dụ với từ khóa “real estate in Miami” và công cụ Google’s Keyword Planner. Hãy bắt đầu với từ “Miami”. Sau đó là “Miami homes”, “Miami neighborhoods,” “Miami mortgages” – những từ có thể liên quan đến mục tiêu tìm kiếm chính và phụ của người search.

Tải xuống danh sách từ khóa và chỉ giữ lại 2 cột Từ khóa và Số lần tìm kiếm trung bình hàng tháng (chỉ đối sánh chính xác)

Bước 2: Phân nhóm từ khóa​

Hãy nhóm các cụm từ lại với nhau theo mục tiêu tìm kiếm, càng chi tiết càng tốt.

Bạn có thể tùy chọn cách phân loại như thế nào tùy ý. Chỉ có một lưu ý là hãy lưu lại ý nghĩa của sự phân loại đó (bằng file notepad hoặc ứng dụng ghi chú nào tiện dụng cho bạn).

Phân nhóm từ khóa

Bước 3: Sắp xếp các nhóm từ khóa​

1. Trong khi phân nhóm từ khóa sẽ có những từ thực sự không liên quan gì tới truy vấn hoặc không phục vụ được mục đích đáp ứng mục tiêu tìm kiếm. Hãy loại bỏ chúng.

2. Và sau đó sắp xếp các từ khóa dựa trên nhóm của chúng.

Sắp xếp các nhóm từ khóa

3. Rồi thống kê tổng lượng tìm kiếm của tất cả các nhóm

thống kê tổng lượng tìm kiếm của tất cả các nhóm

4. Cuối cùng, hãy sử dụng tỷ lệ tổng lượng tìm kiếm nhóm để tính phần trăm ảnh hưởng của một nhóm content cụ thể đối với mục tiêu tìm kiếm

Công thức

% ảnh hưởng = (Tổng lượng tìm kiếm nhóm từ khóa : Tổng lượng tìm kiếm của danh sách từ khóa) * 100

Tính phần trăm ảnh hưởng của một nhóm content

Vẫn ví dụ trên, cuối cùng ta có được các thông số như sau:

Thông số phân tích

Ở bước cuối cùng này, chúng ta cần điều chỉnh trọng số vì một số nhóm đều liên quan tới search intent song chúng không tương đương nhau.

Một người dùng tìm kiếm thông tin về chủ đề “thế chấp” sẽ quan tâm hơn đến bất động sản so với thông tin thời tiết.

Vì vậy cần phải điều chỉnh các con số dựa trên tác động của chúng tới những người dùng cụ thể mà bạn đang nhắm mục tiêu.

Đó là lý do 3 cột G, H, I xuất hiện

Thông số tiềm năng

Cột G – Likely (Tiềm năng) sử dụng thang điểm 100. Nhóm từ khóa càng gần gũi với mục tiêu tìm kiếm, càng sát với mối quan tâm chính (và phụ) của người search càng được chấm điểm cao.

Cột H – Hiệu suất (Working).

Giá trị cột H = Cột F x Cột G

Sau đó hãy sử dụng hàm SUM để xác định tổng các giá trị được điều chỉnh trọng số (trong ví dụ là ~434.38)

Cuối cùng là Adj Weight (cột I)

Giá trị I3 = H3 : H19

Tương tự với các ô còn lại trong cột H

Lộ trình thực hiện​

Với bảng excel phía trên, chúng ta đã có được lộ trình để phát triển content cũng như gán cho các tuýp content khác nhau các trọng số xác xuất khác nhau.

Đối với phần lớn dữ liệu, chúng cần phải được xem xét một cách khắt khe nhưng đổi lại chúng sẽ cung cấp cho ta một khởi đầu tốt cho lộ trình phát triển content website

Mặt khác chúng cho ta biết vị trí nào có thể mở rộng nội dung để tăng khả năng đáp ứng mục tiêu của người tìm kiếm.

Quay trở lại ví dụ trước

Nếu website của bạn chỉ có nội dung thuộc nhóm từ khóa bất động sản (real estate) nghĩa là bạn có xác xuất 54.58% đáp ứng mục đích người tìm kiếm (bao gồm mục đích phụ và mục đích bổ sung)

Nếu bạn thêm vào content website chủ đề school, bạn sẽ có thêm 13.46% xác suất.

Cứ như vậy. Nhưng có một lưu ý quan trọng là tất cả đều dựa trên việc bạn chấm điểm đúng cho cột “Likely”.

Chấm điểm sai sẽ kéo lệch ưu tiên phát triển nội dung cho chủ đề/nhóm chủ đề nào đó.

Do đó trước khi đưa ra đánh giá cho các nhóm chủ đề, hãy xem xét nội dung của TOP 10 trang web hàng đầu đối với từ khóa chính và TOP 5 – TOP 10 trang web đối với chủ đề/nhóm từ khóa.

Việc này giúp xác nhận bạn đã đúng khi đánh giá giá trị từ khóa. Nếu có một vài hoặc nhiều đối thủ cạnh tranh của một tuýp content thì có nghĩa rằng đó là nhóm content thực sự giá trị và bạn đã phân bổ chính xác.

Mặt khác, việc xem xét các website được xếp hạng thông qua sử dụng từ khóa cụ thể cũng sẽ giúp xác nhận cách bạn hiểu về ý nghĩa của truy vấn hoặc những gì Google cho rằng người dùng đang tìm kiếm là đúng thứ họ cần.

Kết luận​

Phân nhóm và xếp lớp nội dung đặt nền móng giúp phát triển ý tưởng về loại nội dung làm tăng khả năng đáp ứng mục tiêu tìm kiếm của người search.

Đối với SEO, phương pháp này giúp bạn tập trung vào nhiệm vụ trọng tâm chiến lược để xoay chiều xếp hạng của bạn.

Bài viết của tác giả Nguyễn Bích Phượng (copy từ GuestPost.vn sang). Bạn có bài viết muốn chia sẻ xin vui lòng liên hệ hoặc để lại bình luận phía dưới.

Nếu bạn là học viên thì có thể xem việc nhóm và nghiên cứu từ khoá trong box VIP.
 

Đăng ký nhận bản tin

File Google sheet đầy đủ kiến thức SEO
Đăng ký kênh Youtube. Đăng ký Google News.



Chúng tôi tôn trọng sự riêng tư của bạn. Hủy đăng ký bất cứ lúc nào. Xem Chính sách quyền riêng tư.

Back
Top