Chuyên mục
Tài liệu SEO

Tại sao từ khóa vẫn quan trọng trong SEO

Contents

Từ khóa SEO là gì

Từ khóa SEO bao gồm các từ đơn và các cụm từ phức tạp được sử dụng trên trang web nhằm thu hút organic search traffic có liên quan đến từ/cụm từ đó.

Khi được thúc đẩy đúng cách, từ khóa SEO có thể được sử dụng để lan tỏa tới toàn bộ nội dung trang web nhằm đáp ứng ý định của người tìm kiếm.

Từ góc độ của người tìm kiếm, từ khóa là các truy vấn được nhập hoặc nói vào công cụ tìm kiếm.

Khi đã được nghiên cứu và tối ưu một cách hiệu quả, từ khóa có vai trò như một đường dẫn giúp cho cho đối tượng mục tiêu của bạn tìm thấy nội dung phù hợp nhất trên trang web.

Nhưng chẳng phải từ khóa đã trở nên lỗi thời rồi sao?

Gần đây, mộ số sự phát triển trong ngành công nghiệp SEO đã khơi dậy lại cuộc tranh cãi rằng “Từ khóa đã chết”.

Thế nhưng trước khi đưa ra bất cứ quan điểm đồng tình hay phản biện nào, hãy xem xét 4 thành phần chính sau đây.

1. “Not provided”

Nếu bạn là người mới sử dụng SEO, bạn có thể ngạc nhiên khi biết từ khóa không phải trả tiền (organic keyword) đã từng có thể truy cập dễ dàng trong Google Analytics, Adobe Omniture hoặc bất kỳ nền tảng phân tích nào khác.

Tuy nhiên, mọi thứ bắt đầu thay đổi vào năm 2010 khi Google bắt đầu lặng lẽ thực hiện xóa dữ liệu từ khóa khỏi phân tích trang web.

Vào cuối năm 2011 đến năm sau, dữ liệu từ khóa đã bị xóa trên quy mô lớn.Và chúng trở thành ‘not provided’.

Từ khóa trong Google Analytics Not provided
Từ khóa trong Google Analytics Not provided

Việc mất dữ liệu từ khóa và khiến mọi người trở nên mất phương hướng, một số còn bi quan cho rằng từ khóa đã đến hồi cáo chung.

Nhưng điểm khác biệt thực sự là gì? Xét cho cùng, mọi người vẫn đang tìm kiếm giống nhau và Google không thay đổi cách diễn giải nội dung mà chúng ta cung cấp. Chỉ là chúng ta có ít khả năng hiển thị hơn.

Một cách ví von có thể áp dụng là “Nếu một cái cây rơi trong một khu rừng và không có ai xung quanh để nghe nó, nó có tạo ra âm thanh không?” Đó là điều tương tự với tình trạng từ khóa như trên.

Lưu ý xem thêm bài viết: Google thay đổi điều khoản lưu giữ dữ liệu người dùng và sự kiện.

2. Hummingbird & RankBrain

Một lần nữa, sức ảnh hưởng và quyền lực của từ khóa bị thử thách khi Google xây dựng lại thuật toán năm 2013.

Đó là Hummingbird, nó đã giúp Google hiểu rõ hơn về mục đích tìm kiếm, đặc biệt là các tìm kiếm phức tạp và tìm kiếm đối thoại.

Vào năm 2015, Google đã kết hợp yếu tố xếp hạng AI, RankBrain lại với nhau để cải thiện khả năng diễn giải truy vấn của mình.

3. Tìm kiếm giọng nói (voice search)

Khi tìm kiếm bằng giọng nói phát triển từ một ý tưởng mới lạ trở thành thói quen thường xuyên trong hành vi tìm kiếm của con người, nhiều người tự hỏi điều đó có ý nghĩa gì đối với từ khóa.

Chúng ta đều biết tìm kiếm bằng giọng nói bị ảnh hưởng bởi từ khóa, nhưng nó cũng “giết” chúng?

Ngày nay, chúng ta đã trở thành những người tìm kiếm rất ưa đối thoại và thích chi tiết.

Trước kia, nếu muốn biết người vợ đầu tiên của Brad Pitt là ai, chúng ta sẽ chuyển những suy nghĩ của mình thành một truy vấn thân thiện với tìm kiếm, như “vợ của Brad Pitt”.

Còn bây giờ, chúng ta chỉ nói với Google những gì chúng ta muốn: “Ai là vợ đầu tiên của Brad Pitt?”.

Đây là một trong những lý do chính khiến cho mỗi ngày có 15% tìm kiếm chưa bao giờ được Google nghe đến trước đây.

Sự thắng lợi cho trải nghiệm người dùng lại là thách thức đặt ra cho các chuyên gia SEO.

Ví dụ: thật khó để biết từ khóa nào cần theo dõi nếu có một lượng traffic đáng kể xuất phát từ những người hiếm khi tìm kiếm trước đây.

Bạn có biết thông qua tìm kiếm bằng giọng nói bạn có thể tìm hiểu thời điểm album đầu tiên của Scarlett Johansson được phát hành từ truy vấn không bao gồm tên của cô ấy hay tên album của cô ấy? (Lưu ý: Bạn có biết Scarlett Johansson đã có một album không?)

Google hiểu vấn đề ngữ cảnh, không chỉ đối với tìm kiếm đơn lẻ, mà còn xâu chuỗi tìm kiếm nữa.

Điều này chỉ nhằm nhấn mạnh rằng buộc chúng ta lùi lại và nhìn vào bức tranh lớn hơn, thay vì kiểm tra từng tìm kiếm riêng lẻ trôi nổi trong vũ trụ truy vấn của người dùng.

4. Khối lượng từ khóa được nhóm từ Google Planner

Bắt đầu từ năm 2014 cho đến năm 2016, công cụ lập kế hoạch từ khóa (Keywords Planner) của Google đã bắt đầu nhóm lượng tìm kiếm cho các cụm từ tương tự.

Thay vì hiển thị từ khóa A được tìm kiếm 100 lần mỗi tháng và từ khóa A1 được tìm kiếm 50 lần mỗi tháng, cả hai sẽ được hiển thị là 150.

Google cho biết lý do để đảm bảo “bạn không bỏ lỡ khách hàng tiềm năng” và “tối đa hóa tiềm năng để quảng cáo của bạn hiển thị trên các tìm kiếm có liên quan. ”

Giải thích đó như một khẳng định ngầm rằng mục đích của người tìm kiếm không có nhiều sai biệt giữa các truy vấn có liên quan chặt chẽ.

Động thái này dường như củng cố quan niệm rằng các chủ đề chứ không phải từ khóa mới là tất cả những gì mà các chuyên gia SEO cần phải lo lắng.

Tại sao từ khóa lại quan trọng trong SEO

Từ khóa là những manh mối

Sự quan trọng của từ khóa đối với SEO không phải nằm ở thứ hạng, traffic hay bản thân website của bạn. Hãy quên chúng đi.

Nếu bạn biết cảm giác thực sự của khách hàng, làm thế nào để bạn phát triển công việc kinh doanh một cách khác biệt? Những insight của họ mà bạn nắm giữ sẽ có giá trị như thế nào với bạn?

Nghiên cứu từ khóa là một công cụ nghiên cứu thị trường mạnh mẽ có tác dụng như một đòn bẩy theo nhiều cách khác nhau chứ không riêng định dạng website.

Để tận dụng tối đa từ khóa, bạn cần nhìn xa hơn ý nghĩa bề mặt cũng như lần ra những manh mối vô hình để hiểu được mục đích thực sự của mỗi từ khóa.

Ví dụ, truy vấn “những loại cũi trẻ em an toàn 2017”

Thông tin nổi:

√ Quan tâm đến sự an toàn

√ Muốn có sự lựa chọn từ nhiều hơn 1 loại cũi

√ Tìm kiếm những thông tin, bài viết được xuất bản năm 2017

Thông tin ẩn giấu: 

√ Lần đầu làm cha mẹ

√ Muốn biết thứ gì khiến cũi trẻ an toàn/không an toàn

√ Hiểu được rằng các tiêu chuẩn về an toàn thay đổi theo thời gian

√ Sẽ dự định mua trong tương lai

√ Có thể đang trong quá trình mua những sản phẩm khác chuẩn bị cho bé chào đời

√ Sự an toàn có thể quan trọng hơn giá cả hoặc thẩm mỹ

√ Tìm kiếm danh sách xếp hạng những loại cũi theo thang đo là sự an toàn

Từ khóa nào con người đó

Nếu hiểu được một cách chi tiết và xác định tiêu điểm bạn sẽ thu hút đúng nhóm người mục tiêu.

Ngược lại, nếu bạn hời hợt hoặc máy móc, bạn sẽ trắng tay.

Nhìn nhanh vào dữ liệu truy vấn của Search Console, bạn sẽ biết nhiều điều hơn là từ khóa đơn thuần.

Tuy nhiên, việc ưu tiên từ khóa mục tiêu phân phối vào các trang web giúp bạn đi đúng hướng và tạo ra môi trường phù hợp để nắm bắt đúng đối tượng từ rất nhiều các tìm kiếm có liên quan.

Làm thế nào chọn đúng từ khóa?

Bạn có thể tham khảo một số hướng dẫn chất lượng sau

Bạn có thể tham khảo các công cụ nghiên cứu từ khóa.

Chiến thuật nghiên cứu từ khóa theo thuật toán RankBrain (1)

Cách nghiên cứu từ khóa năm 2018 (2)

Ngoài ra, để chọn được từ khóa SEO tốt nhất bạn cần lưu ý:

√ Bước 1: Đừng bắt đầu với từ khóa

Trước khi là một SEO hay một marketer, hãy là một con người. Học hỏi về khách hàng từ khách hàng của bạn.

Trước khi đi sâu vào các công cụ hoặc bảng thống thê, hãy cố gắng đồng cảm và thấu hiểu về khách hàng mà bạn phục vụ và những tưởng tượng, mong đợi của họ

√ Bước 2: Tạo một danh sách hạt giống

Sử dụng những ý tưởng bạn có được từ bước 1, dựa trên những hiểu biết của bạn về nhu cầu của khách hàng và năng lực đáp ứng của doanh nghiệp của bạn, hãy tạo một danh sách từ hoặc cụm từ miêu tả giải pháp đề xuất của bạn

√ Bước 3: Tập hợp dữ liệu từ khóa hiện tại (nếu website của bạn đã có):

Tập hợp danh sách từ khóa đang (hoặc sắp sửa) mang lại traffic cho bạn bằng cách sử dụng dữ liệu lượt click Google Search Console và các dữ liệu về xếp hạng mà bạn có.

√ Bước 4: Mở rộng danh sách bằng cách sử dụng các công cụ nghiên cứu từ khóa khác nhau

Sử dụng  các công cụ nghiên cứu từ khóa để xây dựng bộ từ khóa đã được xác định từ bước 1 đến bước 3 bao gồm nhóm từ khóa mới, cụm từ thay thế, từ bổ nghĩa phổ biến và từ khóa dài (kể cả thay đổi trật tự từ)

√ Bước 5: Nhóm từ khóa dựa trên mục tiêu tìm kiếm

Phân mục từ khóa là một trong những cách đơn giản và hiệu quả để nhóm từ khóa. Bạn có thể dựa trên phân loại đối tượng, giai đoạn của phễu chuyển đổi hoặc bất cứ cách nào bạn thấy hợp lý.

√ Bước 6: Bản đồ hóa từ khóa thành nội dung

Chọn 1-4 từ khóa ưu tiên để nhắm mục tiêu cho mỗi page sau khi cân đối độ khó, độ liên quan và lượng tìm kiếm.

Khi chúng rõ ràng, hãy tìm những từ khóa dài và cụm từ biến thể có liên hệ ngữ nghĩa để hỗ trợ các từ khóa ưu tiên

√ Lặp lại những bước trên

Khi chiến lược từ khóa đã được thực hiện đầy đủ, Google sẽ mất thời gian để phản hồi và bạn có thể thu thập đủ dữ liệu.

Những loại từ khóa SEO phổ biến

Từ khóa thương hiệu và phi thương hiệu

Cụm từ tìm kiếm thương hiệu chứa thương hiệu trong truy vấn. Có thể gồm tên chính thức của thương hiệu, tên sai chính tả, tên viết tắt, tên chiến dịch hoặc câu tagline của thương hiệu, công ty mẹ hoặc bất cứ gì có mục tiêu rõ ràng là tìm kiếm thương hiệu.

Từ khóa phi thương hiệu là những từ khóa là những từ còn lại. Chúng thường mô tả vấn đề của khách hàng hoặc giải pháp của doanh nghiệp.

Từ khóa thương hiệu thường mang lại traffic cao nhất vì người tìm kiếm thường ưu ái và ưa thích ở mức ổn định đối với thương hiệu

Từ khóa hạt giống và từ khóa đặc trưng của trang

Từ khóa hạt giống có thể coi là từ khóa ý tưởng trong quá trình nghiên cứu từ khóa,

Chúng đóng vai trò là hạt giống dùng phát triển và mở rộng danh sách từ khóa của bạn.

Trong khi đó từ khóa đặc trưng là những từ khóa cụ thể tìm ra sau khi nghiên cứu từ khóa và chỉ xuất hiện trên một trang hoặc tập hợp trang nhất định.

Ngược lại, từ khóa hạt giống (có thể là tất cả) có thể liên quan đến hầu hết tất cả các trang trên website

Ví dụ:

Từ khóa hạt giống: cải tạo nhà thành cửa hàng

Từ khóa đặc trưng: xây kho dự trữ hàng hóa

Từ khóa đuôi dài và từ khóa đầu

Những từ có lượt tìm kiếm biểu thị nhu cầu cao nhất gọi là head term (tạm dịch: từ khóa đầu). Ngược lại, những từ có nhu cầu tìm kiếm thấp có thể xét là từ khóa đuôi dài

√ Từ khóa đầu:

Lượng search cao

Độ cạnh tranh thứ hạng cao

Traffic chuyển đổi thấp

Ít từ

Tốt nhất nên nằm ở những trang cao trong cấu trúc web (hompage, category)

Mục đích search đa dạng

√ Từ khóa đuôi dài: 

Lượng search thấp

Độ cạnh tranh thứ hạng thấp

Traffic chuyển đổi cao

Nhiều từ

Tốt nhất nên nằm ở những trang thấp (post, article)

Mục đích search đơn nhất

√ Ví dụ:

Từ khóa đầu: content

Từ khóa đuôi dài: content là gì?

Từ khóa ưu tiên và từ khóa thứ cấp

Từ khóa ưu tiên – primary keyword (cũng có tên là focus keyword, targeted keyword) – là những từ khóa quan trọng nhất của bạn. Chúng có thể xuất hiện trên toàn site hoặc 1 số page riêng lẻ.

Từ khóa thứ cấp (hoặc từ khóa hỗ trợ) bao gồm tất cả các từ khóa khác mà bạn nhắm tới và/hoặc kết hợp trên trang. Chúng đóng vai trò bổ nghĩa hoặc hỗ trợ  trong dài hạn để khai thác triệt để từ khóa mục tiêu được ưu tiên

Cách tối ưu website cho từ khóa

√ Đừng quá đà

Nhồi nhét từ khóa, tối ưu quá mức từ khóa khá phổ biến. Nó có thể khiến khách hàng rời bỏ bạn trong khi một án phạt (Panda chẳng hạn) có thể ghé thăm bạn.

√ Bỏ qua thẻ meta keywords

Google thực sự không mấy quan tâm đến thẻ này. Đừng phí thời gian với chúng

√ Tối ưu phù hợp

Trừ phi web của bạn chỉ có một trang, bạn cần xem xét từ khóa mục tiêu của mình bằng cách phân phối chúng tới tất cả các trang theo ngữ cảnh.

Điều này sẽ bảo vệ tình trạng trống từ khóa trên landingpage hoặc keyword cannibalization có thể xảy ra khi bạn làm việc trên mỗi trang theo cấu trúc silo

√ Kiểm tra mọi thứ

Nếu được làm việc trên một site lớn với số lượng page khổng lồ, đó là cơ hội lý tưởng để bạn kiểm tra trên diện rộng các kỹ thuật mình áp dụng

Khi nào thì từ khóa không còn tác dụng?

Lời giới thiệu Google Now tiết lộ cho chúng ta một điều rằng: Google tìm kiếm những điều chúng ta muốn mà ta không phải mở miệng hỏi hay đề nghị.

Tuy nhiên, Larry Page không chỉ muốn Google đạt đến tầm mức tư duy và trí tụệ con người, ông muốn nó trở thành siêu nhân.

Và nếu có một ngày Google có thể tìm kiếm hộ chúng ta trước cả khi ta nghĩ tới, liệu từ khóa có bị khai tử? Có thể, nhưng có lẽ là ở kiếp khác.

Xem thêm: Làm SEO không cần backlink? Bạn thực sự hiểu Google?

4.7/5 - (12 bình chọn)