Chuyên mục
Tài liệu SEO

4 mẹo giúp bạn cải thiện CTR trên kết quả tìm kiếm tự nhiên

Nếu như đang vận hành 1 website, bạn tất nhiên sẽ muốn mọi người có thể dễ dàng tìm thấy trang web đó trên Google search.

Song không chỉ có vậy, bạn còn cần đảm bảo rằng bạn có một tỷ lệ CTR (số lần nhấp chuột trên số lần hiển thị) cao thì mới có thể tối ưu hóa số khách hàng tiềm năng từ khách truy cập website của bạn.

Tối ưu hóa tỉ lệ CTR trên Google tìm kiếm
Tối ưu hóa tỉ lệ CTR trên Google tìm kiếm

Lưu ý: CTR của SEO trên Google khác CTR của quảng cáo Adwords Google.

Vậy làm thế nào để cải thiện chỉ sổ CTR cho website trên kết quả tìm kiếm tự nhiên. Sau đây là một số mẹo hữu dụng bạn có thể tham khảo:

Contents

1. Lựa chọn nền tảng và giao diện thích hợp (platform & theme)

Nếu bạn không phải là một người thiết kế website giỏi hãy lựa chọn những nền tảng phổ biến dễ sử dụng giúp bạn tối ưu hóa SEO Onpage dễ dàng.

Hãy sử dụng những nền tảng như là wordpress, magento… và sử dụng những giao diện được thiết kế theo form mà bạn thấy phù hợp với lĩnh vực của mình.

John Mueller cũng từng đưa ra trên twitter của ông ấy rằng WordPress là một CMS tốt cho Search Engine như Google.

2. Tạo ra content chất lượng cao và liên quan

Dù cho bạn là 1 blogger, người kinh doanh nhỏ hay doanh nghiệp nội địa, content đều là chìa khóa bạn phải nắm chắc.

Hãy nhắm tới việc trở thành một chuyên gia về những chủ đề mà bạn sẽ viết về sản phẩm/dịch vụ mà bạn cung cấp.

Hãy lấp đầy website của bạn bằng những trang web và bài post có content thú vị, hữu ích, đầy ắp thông tin và thực sự có cá tính.

Duy trì thói quen này khi sản xuất content sẽ giúp bạn có được bước tiến đáng kể cả về thứ hạng lẫn CTR.

Lưu ý: Không phải lúc nào cũng cần nhiều content, tuỳ theo bạn khai báo loại website của bạn là gì? Tin tức? Blog, Shop hay một web ứng dụng.

3. Sử dụng cả yếu tố xếp hạng trực tiếp và gián tiếp

Những yếu tố xếp hạng trực tiếp là những yếu tố mà thuật toán Google sẽ tìm kiếm và đánh giá.

Chúng bao gồm:

√ Backlink

√ Thời gian tải trang

√ Mật độ từ khóa (sử dụng từ khóa mục tiêu của bạn trong page, tiêu đề bài viết, URL, thẻ tiêu đề và nội dung trong bài)

√ Yếu tố xếp hạng gián tiếp là những thứ mang lại direct traffic cho website của bạn. Ví dụ như lượt chia sẻ Facebook, ghim Pinterest, retweet Twitters…

Dù chúng không phải là tất cả trong các thuật toán Google nhưng chúng nâng cao lưu lượng truy cập vào website của bạn và vì thế mà chúng ảnh hưởng tới các yếu tố xếp hạng trực tiếp.

4. Tối ưu content thân thiện cho SEO và cho tỷ lệ nhấp chuột

Làm thế nào mà Google biết phải hiển thị tiêu đề trang, mô tả, đánh giá người dùng, địa điểm hay thông tin nào khác trong kết quả tìm kiếm của nó?

Đó không phải ngẫu nhiên!

Dù cho nội dung gốc của bạn có tuyệt vời đến đâu nhưng nếu nó không được cấu trúc một cách khoa học, Googlebot cũng không thể phân loại chúng để tối ưu lựa chọn hiển thị trong kết quả tìm kiếm.

Xem thêm bài viết về dữ liệu có cấu trúc.

Nếu bạn hiểu biết căn bản về HTML, bạn có thể tự code các thông tin trên vào nội dung của bạn.

Còn nếu bạn không thông thạo về code, bạn có thể sử dụng các công cụ sau:

Yoast SEO Plugin

Nếu bạn có 1 blog, Yoast plugin sẽ giúp xác định từ khóa trong content của bạn và đảm bảo bạn đã có từ khóa nằm trong tiêu đề, header, body và metadata.

Yoast còn có chức năng “Page Analysis” sinh ra một danh sách từ khóa khuyến ngị để cải thiện kết quả search của bạn trước khi bạn xuất bản một content cụ thể.

Schema Plugin

Cấu trúc có dữ liệu? Rich snippets? Những thứ này có ý nghĩa gì? Về cơ bản, search engine phát triển một ngôn ngữ toàn cầu cho phép xác định và phân loại nội dung trên website của bạn.

Điều này làm cho các thông tin mà khách truy cập tìm thấy trên kết quả tìm kiếm mang tính liên quan và chứa đựng thông tin hữu ích.

Việc sử dụng plugin Schema  cho phép bạn trang trí cho content website để bộ máy tìm kiếm dễ dàng xác định và hiển thị nội dung đó. Và cuối cùng là giúp bạn tăng chỉ số CTR.

Google Data Highlighter

Tương tự như Schema nhưng Google Data Highlighter là một công cụ dành riêng cho Google search engine và là một phần nằm trong Google Webmaster Tool.

Công cụ này không đòi hỏi quá nhiều hiểu biết kỹ thuật để sử dụng và có sẵn hướng dẫn khá trực quan từ Google về cách Google Data Highlighter hoạt động.

Hi vọng rằng, với vài mẹo nhỏ trên đây có thể giúp bạn giải đáp vấn đề và hiểu cách làm thế nào cải thiện vị trí xếp hạng và tỷ lệ Google CTR.

Và hơn hết, là giúp bạn có thêm động lực để sáng tạo ra content giá trị dành cho khách hàng và người dùng trung thành trên website của bạn.

Nguồn tham khảo: (1)

4.6/5 - (12 bình chọn)